BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ & MIỀN NÚI
Chuyên đề 1: Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong gia đình, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS & MN - một chương trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” tại các tỉnh phía Nam năm 2024.
Định kiến giới không chỉ là vấn đề nhỏ lẻ trong mỗi gia đình, mà là một thách thức cần phải được nhìn nhận, quan tâm và tháo gỡ, đặc biệt tại những vùng miền còn tồn tại nhiều quan niệm cũ. Một số gia đình ở vùng cao, con gái bị cho rằng học đến lớp 9 là đủ, vì con gái không thể làm việc lớn, không thể đi xa. Họ dễ dàng bị tước đi cơ hội, quyền lợi của chính mình. Như gia đình của em Ca Dá Thị La tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, em đã chia sẻ trong nước mắt: "Sao lại không cho đi học, con muốn đi học mà! Con trai thì được đi học đến lớp 12, còn con gái thì học tới lớp 9 thôi! Mẹ nói là không được học nữa nghe chưa, lúc đó cuộc đời con như là tối tăm luôn."
Em Ca Dá Thị La tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã chia sẻ trong nước mắt
Chị Trương Thị Bạch Thủy tại tỉnh Sóc Trăng chia sẻ cuộc sống của người phụ nữ dân tộc
TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh - Trưởng Khoa Xã hội học - Trường Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM
nhận định về vấn đề định kiến giới hiện nay
Chương trình đã đưa ra cho người xem thấy những rào cản, những quan niệm cũ khó thay đổi của người đồng bào vùng cao khiến chúng ta phải thổn thức và xót thương cho hoàn cảnh khó khăn của những cô gái, phụ nữ nơi đây. Từ những khó khăn còn tồn đọng đó, với mục tiêu nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ xã hội, chương trình là bước đi quan trọng trong hành trình hướng tới một xã hội công bằng, bình đẳng hơn, không phân biệt giới tính, dù là ở thành thị hay nông thôn, miền núi hay đồng bằng.
Chương trình đưa đến cho người xem vào cuộc hành trình làm thay đổi nhận thức và hành vi của những gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số, nơi vẫn còn tồn tại những quan niệm truyền thống về vai trò của nam và nữ. Từ việc thay đổi nhận thức của các bậc phụ huynh, tới những câu chuyện cảm động của các nhân vật thực tế, chương trình sẽ làm rõ ảnh hưởng của định kiến giới đối với sự phát triển cá nhân và cộng đồng.
Không chỉ đơn giản là các cuộc trò chuyện lý thuyết, "Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong gia đình, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi." còn là một cuộc hành trình thực tế được hỗ trợ từ Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, từ các chuyên gia, các nhà lãnh đạo cộng đồng, cũng như các tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ, trẻ em, nhằm chăm lo quyền lợi, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản, xây dựng gia đình hạnh phúc và bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay.
Tại chuyên đề 1 có sự tham gia của TS. Phú Văn Hẳn - Phó Viện Trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, TS. Nguyễn Nữ Nguyệt Anh - Trưởng Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM và ông Điểu Trần San - Trưởng thôn 2 xã Thống Nhất, tỉnh Bù Đăng, tỉnh Bình Phước
Với 4 chuyên đề được trao đổi trong chương trình, kính mời Quý khán giả sẽ đón xem.
Chuyên đề 1: "Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong gia đình, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi" vào lúc 21g15 ngày 05/11 trên kênh HTV9 và phát lại vào lúc 18g40 ngày 19/11 trên kênh HTVC Phụ Nữ.
Chuyên đề 2: "Tạo cơ hội học tập cho trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số" vào lúc 21g15 ngày 12/11 trên kênh HTV9 và phát lại vào lúc 18g40 ngày 21/11 trên kênh HTVC Phụ Nữ.
Chuyên đề 3: “Phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, miền núi phát huy tài nguyên bản địa, ứng dụng CNTT nâng cao quyền năng kinh tế” vào lúc 21g15 ngày 19/11 trên kênh HTV9 và phát lại vào lúc 18g40 ngày 26/11 trên kênh HTVC Phụ Nữ.
Chuyên đề 4: “Đồng hành cùng phụ nữ vùng dân tộc thiểu số khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế gắn với phát huy tài nguyên bản địa, ứng dụng CNTT” vào lúc 21g15 ngày 26/11 trên kênh HTV9 và phát lại vào lúc 18g40 ngày 28/11 trên kênh HTVC Phụ Nữ.
02/12/2024
29/11/2024
25/10/2024
21/10/2024
20/04/2023